Như Mùa Đông Rơi Xuống
Phan_5
Chiều mưa, nhưng tối đó trời lại trong vắt. Mặt trăng tròn sáng rõ, hơi khuyết một chút nhưng báo hiệu đêm mai sẽ tròn vành vạnh. Ánh trăng dịu dàng, mờ ảo phủ lên mọi thứ một lớp mỏng sóng sánh đẹp tuyệt vời. Cúp điện, trời nóng và tối nên hai chị em mắc mùng ngoài hiên trước ngủ cho mát. Đêm yên tĩnh, Nhi nghe thấy cả tiếng sóng ở đâu đó vọng lại. Phúc thiu thiu. Trong cơn tỉnh táo còn sót lại, nó háo hức kể về dự định tối mai sẽ cho Nhi ra biển bắt còng. Con còng có dáng hình như con cua, nhưng nhỏ hơn nhiều và những cái càng của nó chạy rất nhanh. Phúc say sưa truyền thụ tuyệt chiêu để giúp Nhi bắt được nhiều còng, như là “chị nhớ rọi thẳng đèn pin vô mặt tụi nó nha”, “đừng để nó chạy về phía biển, nó mà gặp sóng là tiêu” … Nhi ậm ừ, không chú tâm lắm. Nó đang nghĩ đến chuyện khác. Chuyện chiều nay trước giờ cơm chiều, nó gọi điện thoại cho mẹ và nghe mẹ kể chuyện. Về tuổi thơ của mẹ vất vả, không học đến nơi đến chốn. Về những vất vả, khó nhọc gầy dựng mọi thứ từ hai bàn tay trắng, xa quê, mong con gái lớn lên học hết chữ trên đời. Và một nguyện vọng nhỏ mà lúc Nhi đề cập với mẹ, nó cảm giác nhìn thấy nụ cười mơ hồ.
- Phúc nè, hết hè này em bảo dì làm thủ tục cho em lên học trường chung với em trai chị đi. Rồi em ở nhà chị luôn. Chị sẽ kèm cho em học, cuối tuần cho hai đứa đi công viên ăn kem, xem phim hoạt hình. Chị sẽ không dữ với mấy đứa nếu mấy đứa không tự tiện lục lọi đồ đạc của chị và gọi chị là “bà chằn”, như thằng nguyên ở nhà đó, nát đít đấy. Rồi mồi hè em sẽ được về nhà, chị cũng sẽ theo em về chơi. Ý kiến thấy được không?
Bên cạnh, thằng Phúc đáp lời bằng tiếng ngáy đều đều. Nhi mỉm cười. Rồi nhắm mắt ngủ, chờ một giấc mơ đẹp đến.
Chương 16: Mùa tuyết tan
Trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Bó gối trong nhà mãi cũng chồn chân, tôi cứ ngồi ở cửa sổ nhìn ra ngoài, mong cho trời hửng nắng để chạy ra ngoài chơi cùng lũ bạn. Huy sẽ thả con diều làm từ những mảnh http://diendanlequydon.comgiấy học trò đơn giản và điều khiển nó bay cao nhất có thể. Tôi và thảo sẽ chạy theo sau. Thảo lúc nào cũng muốn tự cầm diều để làm nó bay lên nhưng chưa bao giờ thành công. Còn tôi chỉ mê mẩn nhìn con diều như mỗi lúc càng gần bầu trời hơn. Bầu trời xanh ngắt như trải rộng mênh mang. Nhưng khi mưa dứt, nắng lên, tôi chẳng còn thiết tha gì nữa.
Con đường trước nhà đã lầy lội. Nước đọng thành vũng to, vũng nhỏ. Lớp đất còn lại thì nhão nhoẹt, trơn như bôi mỡ, dính vào đế dép nặng trịch. Đi không cẩn thận rất dễ trượt chân ngã. Nắng lên được hơn nửa ngày thì chúng khô cứng lại. Mặt đường gồ ghề những ổ gà, ổ vịt.
Tôi ở trong nhà chơi banh chuyền một mình, chờ bố mẹ đi làm về. Đến chiều thì thấy Huy chạy sang, mang cho tôi một rổ ổi sẻ. Những quả ổi nhỏ nhắn, vỏ xanh hơi sần sùi nhưng cắn vào lớp thịt lại có màu đỏ hồng. Vị chuahttp://diendanlequydon.com chua ngọt ngột. Ổi sẻ thoang thoảng một mùi thơm không thể nhầm lẫn và dễ chịu. Chưa thấy bóng Huy đâu nhưng tôi đã ngửi thấy mùi ổi thoang thoảng trong gió. Rất nhiều lần sau này trong đời, mỗi khi nhớ về hương vị thân thương ấy không còn gặp lại nữa, tôi cảm thấy một nỗi bồi hồi.
- Tớ mang cho đằng ấy ít ổi.
- Hái trộm à?
- Đâu. Ổi nhà bà nội tớ đấy. Hôm nay nó bị chặt rồi. Những quả cuối cùng đấy.
- Có để phần cho Thảo chưa?
Huy ngẩn ra, rồi gãi đầu gãi tai cười trừ. Cậu nói cụt ngủn “Quên” rồi rủ tôi tối trăng lên ra sông chơi. Cả Thảo nữa. Tôi gật đầu đồng ý, để riêng phần nhỏ bạn mấy quả ổi sẻ. Nhỡ nhỏ biết mình không có phần lại buồn. Từ trước đến nay vẫn vậy.
Tôi, Huy và Thảo rất thân nhau. Cũng chẳng biết ừ khi nào và tại sao, nhưng ba đứa cùng nhau học và cùng nhau chơi. Nhà Thảo khá giả hơn nhiều so với tất cả những đứa khác trong lớp. Nhỏ chưa bao giờ thiếu thốn bánh kẹo hay bất cứ thứ gì, nhưng lại hay ghen tị với bất kỳ thứ gì Huy mang cho tôi. Quả na còn chưa chin, quả xoài cát chin cây hay bó hoa đồng nội tiện tay ngắt vội trên đường tan học. Bất kỳ thứ gì. Đôi khi tôi nghĩ thảo thi thoảng khó chịu với mình có lẽ vì những thứ nho nhỏ như vậy.
Tối ấy, chúng tôi ra bờ sông ngắm trăng lên. Gió mang theo hơi nước mát rượi. Trăng tròn vành vạnh sáng rõ trên đầu và phủ lên mọi thứ một màu vàng mơ huyền ảo. Mặt sông được dát một lớp vàng sóng sánh, lấp lóa. Khung cảnh huyền ảo như một giấc mơ cổ tích. Huy ném những viên sỏi xuống lòng sông. Mỗi khi nghe tiếng viên sỏi chạm vào mặt nước, ánh trăng sẽ vỡ ra rồi nhanh chóng liền lại, chỉ còn những vòng tròn nước lan ra đều đặn. Thảo cũng nhặt những viên sỏi ném xuống. Đom đóm bay lập lòe, chầm chậm, lẩn khuất trong những đám cỏ. Tôi giữ được một cin trong lòng bàn tay, định đem về nhốt trong lọ thủy tinh. Nhưng cuối cùng tôi thả nó đi, vì Huy nói đừng cướp đi tự do của nó.
Tôi đã nghĩ những ngày tháng ấy sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Nhưng hóa ra tôi nhớ nhầm.
Khi ấy, cả tôi, Huy và Thảo đều là những đứa trẻ mười ba tuổi lắm dại khờ.
***
Năm lớp 12 chúng tôi bắt đầu chọn ngã rẽ cho mình. Con đường bằng phẳng trước giờ cũng đã đi hết. Dù muốn dù không, chúng tôi cũng phải suy tính cho tương lai. Những buổi chiều cả ba đứa ngồi ở nhà Thảo học bài, chúng tôi sôi nổi bàn về dự định của mình. Thảo đăng ký cùng trường đại học với Huy.
Tôi đăng ký một trường đại học khác và chuyên tâm vào nó. Tôi học hành cần mẫn. Bỏ lại sau lưng tất cả những hờn giận ngây ngô. Cả ánhhttp://diendanlequydon.com mắt da diết khi Huy tặng tôi một cành hoa bằng lăng tím thẫm đầu mùa. Cậu ấy không nói một lời. Nhưng tôi đọc được điều sâu kín mà cậu ấy gìn giữ trong ánh mắt. Chỉ là tôi vờ như khong biết mà thôi. Tôi cũng bỏ qua ánh mắt buồn long lanh lẫn cái mím môi tủi thân của Thảo. Tôi không đủ thời gian để quan tâm đến những hờn giận của người khác. Mà đó cũng đâu phải là lỗi của tôi.
Chương 17
Tôi đậu đại học, Huy cũng vậy. Khi hai đứa khăn gói lên thành phố, Thảo ở nhà ôn luyện thêm một năm. Tôi nhttp://diendanlequydon.comhìn theo vóc dáng nhỏ nhắn của cô bạn đang rối rít vẫy tay chào tạm biệt cho đến khi cái dáng ấy nhỏ dần rồi mất hút.
Dù ở cùng một thành phố nhưng do việc học bận rộn, đôi khi trái giờ nhau nên tôi và Huy cũng ít khi gặp mặt. Những lần uống cà phê hiếm hoi của hai đứa, tôi và Huy cũng chỉ kể cho nhau nghe những câu chuyện vụn vặt ngày thường, và nhắc đến Thảo.
Valentine, Huy mang tặng tôi nhành hoa hồng đỏ. Tôi nhận, cũng chỉ cười.
- Cậu sợ tớ buồn vì không có ai tặng hoa cho tớ à? Cảm ơn nhé.
Huy cười trừ mà không thanh minh thttp://diendanlequydon.comhêm bất cứ điều gì.
Khi hai đứa đã là sinh viên năm thứ hai, Thảo vẫn không đủ điểm nguyện vọng một. Lần này nhỏ không ôn luyện nữa, chọn một nguyện vọng hai rồi rời quê nhà. Không phải ngành học phù hợp, và cũng không hề hứng thú với nó, Thảo trở nên chán nản. Tôi nghe tin Thảo bỏ học dở dang năm thứ ba khi Verona vào mùa thu. Lá đỏ ối rơi đầy lối tôi về phòng thuê. Trong suốt những năm đại học, tôi đã luôn cố gắng tìm được học bổng du học. Và khi cơ hội đến, tôi như con diều cứ nương theo gió bay lên, chẳng kịp đắn đo bất cứ điều gì. Giữ trong lòng hoài bão và khát vọng, tôi cắn môi vượt qua những đêm nhớ nhà, nhẵng hoang mang tuổi trẻ mà nắm chặt lấy điều mình đã chọn. Đôi lúc nhớ về những ấm êm ngày cũ, lại thấy mình yếu đuối. Nhưng chỉ thi thoảng mà thôi.
Thảo nghỉ học rồi xin bán hàng trong mhttp://diendanlequydon.comột siêu thị nhỏ. Giọng điệu nhỏ trong email gửi cho tôi mạnh mẽ, cứng rắn, bất cần nhưng lại đầy ắp nỗi hoang mang. Huy không gửi bất cứ dòng nào cho tôi. Có lẽ cậu ấy vẫn còn giận.
Ba ngày trước khi bay, tôi mới nói cho Huy biết. Cậu ấy nhận tin bằng thái độ bình thản. Sau khi khuấy ly cà phê một cách vô thức, Huy nói mà không nhìn vào mắt tôi.
- Uyên thật sự sẽ đi sao?
- Ừ.
- Uyên có biết mình thích Uyên không?
Cuối cùng, cậu ấy đã nói ra điều bao lâu nay không dám nói. Tôi đã hy vọng cậu ấy sẽ chẳng bao giờ nói. Vì sự thật ấy sẽ làm vỡ mất thứ gì đó mà tôi đã cố gìn giữ. Nhìn thẳng vào mắt cậu ấy, tôi thành thật.
- Mình biết chứ. Nhưng mình xin lỗi. Mình không thể đáp lại. Huy này, đừng thích mình nữa. Tình cảm của cậu khiến mình cảm thấy mất tự do.
Huy sững sờ nhìn tôi.
Rồi chúng tôi chia tay nhau ở ngã tư giờ cao điểm. Xe cộ chen nhau đông nghẹt.
Hôm ra sân bay, cả hai đến tiễn tôi. Tôi ôm chầhttp://diendanlequydon.comm lấy Thảo. Nhỏ khóc. Vậy mà mắt tôi ráo hoảnh. Nhỏ cứ luyên thuyên dặn dò về đủ thứ hệt như mẹ tôi vậy.
- Thảo nè, hứa với Uyên, đừng vứt bỏ ước mơ của chính mình.
Huy bắt tay tôi, cậu ấy cười.
- Hãy tự do hơn cả chú đom đóm đó.
Thảo gửi email cho tôi, bảo rằng Huy không hề giận tôi. Cậu ấy chỉ cần thời gian quên tôi và bình tâm lại. Cậu ấy ổn, và sẽ ổn hơn theo thời gian. Còn Thảo, nó cũng đã quyết định thi lại vào trường sư phạm để đeo đuổi giấc mơ gõ đầu trẻ. Lần này hoàn toàn nghiêm túc và quyết tâm. “Dù muộn hơn một chút nhưng chưa bao giờ là không thể, phải không Uyên? Tớ cũng đã nói rõ tình cảm của mình dành cho Huy. Câu trả lời đúng như tớ nghĩ. Nhưng cậu đừng lo, tớ sẽ ổn thôi.” Hơn hai mươi tuổi rồi, người ta cũng nên thành thật với chính mình.
Tôi nhận tin Huy măt cũng vào mùa thu. Khi ấy cuối thu rồi nên lá vàng, lá đỏ cũng thưa thớt, yếu ớt, héo tàn. Thảo gọi điện thoại báo cho tôi biết, vừa nói vừa nức nở. Huy gặp tai nạn giao thông. Tôi không về được mà bị kẹt lại ở Verona khi mùa đông đến. Tuyết phủ trắng mọi thứ, lạnh buốt thịt da. Ngồi trong phòng nhìn trời đổ tuyết qua lớp cửa kính, tôi thấy như trời đang khóc. Tự pha cho mình một tách lớn cà phê đậm đặc nhưng không chạm môi tới, tôi chỉ im lặng ngắm tuyết rơi. Buồn. Cuốn lưu bút nằm trên đùi, nhắc lại những gương mặt quen cũ. Là Thảo tiểu thư, trẻ con, nhiều hờn giận nhưng chắc chắn tình cảm. Huy thật thà, hiền lành, lắm nhường nhịn. Tôi nhiều hoài bão, cứng rắn và tỉnh táo. Nó đã làm điểm tựa cho tôi vượt qua rất nhiều khó khăn của cuộc hành trình.
Tôi có cảm giác mình trở về là cô bé mười ba tuổi năm nào ngồi đợi mưa tạnh. Và them mùi ổi thoang thoảng theo gió bay khắp nhà. Tôi hít nhẹ. Nhưng chỉ có hơi nước lạnh buốt xộc thẳng vào mũi. Không hiểu sao lúc ấy tôi mới chttp://diendanlequydon.comảm nhận được nõi mất mát lớn lao, sự thật rằng một người bạn đã rời xa mình vĩnh viễn. Tôi khóc. Nước mắt như hòa vào những bông tuyết lả tả rơi.
Nỗi buồn đau chỉ nguôi bớt khi tôi nhìn thấy một bông hoa giọt tuyết trắng muốt vươn mình từ đám sương giá còn sót lại sau vườn hoa của bà chủ nhà. Mùa xuân đến.
***
Tôi giật mình tỉnh giấc. Dụi mắt, cố căng mắt nhìn mọi thứ qua cửa kính. Trời mờ sáng. Bầu trời chỉ mới tai tái ở đằng đông, ánh sáng không đủ soi rõ điều gì. Nhưng trực giác cho tôi biết mình sắp trở về nhà. Trái tim tôi đập rộn ràng trong lồng ngực.
Thu xếp tạm mọi việc ở thành phố, tôi mua vé tàu về quê. Dù bận gì thì tết cũng là ngày để về quê, là ngày sum họp. Thêm nữa, tôi đã không được ăn tết quê nhà quá lâu rồi, đến nỗi tôi sợ mình sẽ quên mất không khí và hương vị ấy. Thảo đã về quê trước tôi. Nhỏ bảo sẽ ra đón tôi ở ga, rồi hai đứa sẽ cùng đhttp://diendanlequydon.comi thăm Huy, tặng cậu ấy những bông hoa vạn thọ vàng tươi. Rồi chúng tôi sẽ hàn huyên chuyện cũ và nói về chuyện mới.
Tôi đã về rồi. Quê nhà ơi.
Chương 18: Mùa xuân của Đậu hũ
Sáng nay, vừa thức giấc tôi đã thấy ông ngoại đang tỉ mỉ bé lá chậu mai trước sân nhà. Mấy hôm trước, tôi thấy ông xiết nước chậu mai là biết ngay sắp đến công đoạn này. Như mọi năm, thấy nhà nhà bẻ lá mai, nhìn cây mau dần trụi lá, là thấy Tết ở ngay trước mắt rồi. Nhìn những nụ mai khá nhỏ, tôi đoán hôm nay khoảng 15 tháng chạp. Vì nếu nụ mai to, ông để đến 18 hoặc 20 mới bẻ. Mọi năm còn có bố phụ ông, năm nay bố đi công tác xa. Mà theo như cuộc điện thoại gần nhất bố bảo năm nay phải đến hai chin, ba mươi bố mới về được. Vậy là mọi công việc chuẩn bị Tết, mẹ và ông làm hết.
Ông ngừng tay, vẫy tôi.
- Hà vào pha cho ông ấm trà.
- Vâng!
Tôi nhổm dậy, chạy vào bếp, đun chút nước sôi.
Khi còn nhỏ, thấy ông bẻ lá mai là tôi đã nhẩm đếm từng ngày một đợi Tết về. Niềm háo hức, phấn khích ấy không thẻ giải thích nổi. Tôi chờ Tết về, nhưng chẳng mong chờ quần áo mới hay phong bao lì xì đỏ. Một trong những việc tôi thích nhất là xem ông bẻ lá mai, rồi chờ đợi đến ngày những búp non nở vàng chậu, rực rỡ, sáng lấp lánh cùng nắng. Có một năm, bố ra phố rồi mua vè mấy nhành mai rừng. Vào dịp này, những người dân chai thường lên rừng chặt mai về bán, kiếm thêm chút tiền. Mai rừng cành khẳng khiu, dáng không uốn lượn công phu như mai chậu, hoa chỉ năm cánh và nhỏ nhắn, nhưng hoa đã nở thì mùi thơm bay khắp nhà. Thứ mùi rất lạ của gỗ và hoa quyện vào nhau tỏa mọi ngóc ngách, đánh thức cô bé con mười bốn tuổi khỏi giấc ngủ.
Và đặc biệt, tôi yêu mồng một Tết. Sau khi được ông lì xì, tôi thường bắt trước ông ngồi uống trà và nhâm nhi mứt tết. Tôi ngồi trong lòng ông, giả vờ cẩm tách trà và xoay xoay, nhấp một chút rồi thôi, vì đắng. Sau đó là được thỏa thích ăn mứt tết: mứt dừa sữa, mứt khoai, mứt táo tàu… Tôi ăn cho đến khi phát ngán.
Nghịch lý là tuổi càng thêm thì niềm háo hức đợi Tết về lại càng vơi đi. Một sáng đến trường, ngửa tay đón mưa xuân chớm lạnh, mới hay tôi đã chẳng còn háo hức đợi Tết về. Bây giờ, đối với tôi, Tết giống như ngày chủ nhật được nhân ba. Nghĩa là ngủ, không bài vở, và được xem ti vi. Vậy thôi. Những việc phải làm như quét dọn, những địa điểm phải đi và sẽ đi… năm nào cũng lặp đi lặp lại, thành ra chẳng còn gì để trông đợi.
Năm nay tôi lại càng chẳng háo hức chờ Tết. Kết quả thi học kỳ be bét, bảng điểm chẳng như mong đợi. Ừ thì với tính cầu toàn, tôi hơi làm quá lên một chút, điểm không phải là quá tệ, nhưng những môn tôi tự tin nhất lại làm tôi thất vọng nhiều. Môn Anh văn, tôi có thể làm sai một câu điều kiện loại ba đươn giản. Chẳng biết kỳ thi đại học thế nào đây. Mà qua Tết là coi như nó lù lù trước mắt rồi còn gì.
Đang vẩn vơ, tôi nghe tiếng mẹ la lớn. Bỏ mặc ấm trà, chạy vội ra sân, tôi thấy ông ngoại bất tỉnh. Lá mai vương vãi.
***
Ông ngoại tôi phải nhập viện. Mẹ gọi điện về báo ông không sao, chỉ do choàng rồi ngất. Ngoài ra, các xét nghiệm sơ bộ cho thấy hoàn toàn bình thường. Tóm lại là không có gì nghiêm trọng, nhưng bác sĩ giữ lại mấy ngày đẻ kiểm tra tổng quát.
Mẹ vào bệnh viện chăm sóc ông. Tôi nghiễm nhiên trở thành chủ nhân cái bếp, nấu những bữa trưa, bữa tối cho mẹ mang vào bệnh viện. Tối hôm ấy, tự dung ăn cơm một mình thấy buồn, tôi mang ra trước sân ăn cùng chậu mai.
Sáng sau cái hôm ông vào viện, tôi tỉ mỉ làm nốt công việc của ông – bẻ lá mai. Tiếng lá rời cành giòn rụm. Tôi cứ chăn chú làm, chẳng chú ý gì đến xung quang cho đến khi nghe có ai đó gọi mình ngoài cổng. Là cậu bạn hàng xóm bằng tuổi học cách nhau có mấy lớp, nhưng ở trường ít khi nói chuyện nhiều.
- Có việc gì thế?
- Tớ sang mượn cái chỏi quét sơn.
- Chờ tí.
Tôi vào lục lọi một hồi, gần như lựn ngụp trong bụi bặm thì cũng thấy cái chổi. cậu ta cầm lấy, cười toe. A ha, má lúm đồng tiền vẫn còn.
Hòi nhỏ, thấy mẹ khen cái má lúm ấy xinh, tôi ghen tị kinh khủng, suýt chút là chơi dại, lấy đũa chọt vào má để cũng có má lúm. Lấy được chổi, cậu ta chẳng đi ngay mà còn tần ngần.
- Đầu cậu dính mạng nhện này.
Lâm đưa tay phủi. Tôi thấy mất tự nhiên nên tự dưng nảy ra ý định châm chọc.
- Không cảm ơn người ta à? Vì lấy cây chổi mới bẩn tóc đấy.
- Ừ, bết rồi, cảm ơn nha Đậu hũ.
Trong một yhoangs, tôi giật mình. Đó là biệt danh của tôi từ hồi còn bé. Vì tôi hay đụng trước đụng sau, té lên té xuống, nói chung là hậu đậu, nên ông ngoại gọi tôi là Đậu hũ. Lâu rồi, tôi chẳng còn nghe ai gọi thế ngoài ông ngoại.
Mãi đến khi cậu ta về đến cổng nhà mình phía bên kia đường, tôi mới hoàn hốn đáp trả.
- Nhớ mang trả đó đò Sún răng.
Tôi nghe cậu ta bật cười to. Nhưng không nói gì thêm nữa.
Lại tỉ mỉ bẻ lá mai. Cuối cùng cũng xong.
Chương 19
Mẹ phải chăm sóc ông cả ngày, lại lo lắng mất ngủ một hôm nên nhìn nét mặt mẹ lộ rõ vẻ mệt mỏi. Tôi bảo mẹ ở nhà, hôm nay để tôi vào bệnh viện trông ông ngoại. lúc tôi đến, ông đang chơi cờ vua một mình. Ông trông khỏe mạnh, tươi tỉnh hơn nhiều, nhưng bác sĩ vẫn giữ lại kiểm tra.
- Cháu mang cho ông mấy cuốn sách.
- Sách gì thế?
- Harry potter.
Nói rồi tôi nhe răng cười. Ông hóm hỉnh.
- Ừ, cũng được. Sách đó dành cho 7 đến 77 tuổi, ông mới 80 nhưng chắc cũng chưa hết hạn đọc.
Tôi đặt túi sách với trái cây lên bàn cho ông. Thật ra, tôi toàn mán sách của Mark Twain – tác giả mà ông thích đọc. Ròi tôi thay thế người bạn tưởng tượng của ông để chơi nốt ván cờ. Vừa chơi, tôi vừa báo cáo thành tích bẻ lá mai và chăm sóc nó. Thấy nụ còn nhỏ nên mỗi ngày tôi tưới hai lần, sáng một lần, chiều một lần để thúc nó đơm nụ nhanh hơn, kịp Tết còn khoe sắc. Ông có vẻ tự hào.
- Những gì ông dạy cháu vẫn còn nhớ tốt.
- Vâng. – Tôi lơ đễnh đáp, đầu óc suy tính nước đi thật hiểm hóc.
- Sau này ông không còn nữa thì cây mai cũng sẽ có người nhắc nó nở hoa mỗi dịp xuân về.
Tôi im lặng kng nói gì, cảm thấy một nỗi niềm mất mát từ đâu dâng lên rồi chầm chậm thấm dần như mạch nước. Tôi không htichs khi nghe ông nói thế, nên cố chuyển sang chuyện khác.
- Ông, cái thằng hàng xóm nhà mình nó mượn cái chổi quét sơn mấy ngày chưa trả.
- Lâm à?
- Vâng, nó đấy chứ còn ai nữa ạ.
- Thế là tôi được dịp kể xấu nó. Những chuyện từ bé xíu cũng được lôi ra. Nó đã từng giật mất cái kem tôi đang ăn ra sao. Thậm chí, tôi cho chuồn chuồn cắn rốn theo lời nó, đau quá trời nhưng đến giờ vẫn không biết bơi. Biết bap lần mẹ oánh vào mông cũng chỉ vì nó dủ đi ra ngoài thả diều… Biết bao nhiều chuyện. Kể xong, thấy thấy hồi xưa thân nhau là thế, chẳng hiểu sao giờ cứ xa dần. Kể từ hồi cậu ta bắt đầu vỡ giọng là không chơi với tôi nữa.
Ông chỉ im lặng lắn nghe. Cuối cùng ông đủng đỉnh.
- Thế mà hồi xưa cháu ông bảo lớn lên sẽ là cô dâu của nó đấy.
Tôi suýt thì xỉu tại chỗ.
- Thật ạ?
- Cháu không nhớ à? Có lần hai đứa đi xe hoa Tết, chẳng hiểu thế nào mà lạc nhau. Nhưng cuối cùng nó cũng bắt được cháu về. Cháu chả khóc sướt mướt đấy à?
Tôi chăm chú nhìn ván cờ như muốn tìm thấy kẻ hở trong nước đi vừa rồi của ông nhưng thật ra là để lục lọi trí nhớ. Chẳng nhớ, tôi đành cứng cỏi đáp.
- Con không nhớ. Mà chuyện xưa lắc xưa lơ, ai lại tính?
Ông nheo mắt nhìn tôi, nhưng không nói gì ngoài câu:
- Cháu thua rồi nhé.
Quả thật, ván đó tôi thua thảm hại.
Tối đó, tôi ở lại ngủ với ông. Đặt cái ghế bố cạnh giường ông rồi chằn chọc cả đêm, chẳng ngủ được. Vừa lạ chỗ, vừa cảm thấy bất an. Bệnh viện có mùi thật khó chịu, hèn gì ông cứ đòi về.
***
Trưa Lâm sang nhà, tự dưng tôi nhớ lại lời ông về hình ảnh chú rể - cô dâu. Cả lời ông bảo: “Bây giờ thì ông không biết, nhưng ông chắc chắn là hồi nhỏ nó thích cháu nên mới giật đồ ăn của cháu đấy.” Tôi lắc đầu thật mạnh.
- San đây có việc gì đấy?
- Mang trả cây chổi.
- Mượn từ hôm nào rồi, giờ mới mang trả?
Tôi hỏi mà Lâm chẳng đáp. Cậu ta cười, lại khoe ra một bên má lúm đồng tiền, rồi chìa ra trước mặt tôi một bó mai rừng. Đó là những cành nhỏ, những ngọn của cây mai được cắt tỉa từ những cành lớn. Chúng được cắt đi để nhánh mai rừng có dáng đẹp hơn.
- Tớ mang cho Đậu hũ cái này.
Tôi hơi xúc động.
- Còn sót lại từ cây mi nhà tớ, vứt đi thì tiếc quá. Vài hôm nữa là nó cũng nở hoa. Đậu hũ mang nó để ở bàn học cho đẹp.
Cành mai nhỏ có một nụ hoa đã nở. Mùi thơm dễ chịu.
Tôi đặt chúng trên bàn học, thấy mùa xuân về tận phòng mình, dù ngay từ đầu tôi đã chẳng háo hức chờ đợi.
***
Sáng, tôi sơn lại cổng. Bạn hàng xóm má lúm đồng tiền lò dò chạy sang, nhìn ngắm một hồi rồi bình phẩm.
- Sơn kiểu gì thế không biết.
- Ngon thì sơn đi.
Cậu ta bặm môi sơn cánh cổng thiệt đẹp. Còn tôi ngồi đó nhìn người qua llaij trên phố xá. Nhiều nhất là những người chở hoa tết về nhà. Những chậu hoa cúc đại đó vàng, hồng nhung đỏ rực cũng làm cho ngày Tết tươi tắn, rạng rỡ. Đến khi sơn xong, nhìn quần áo dính vài vệt sơn, cậu ta mới ngơ ngác.
- Hình như tớ đã bị lừa, y hệt n hư trong truyện Mark Twain ấy?
Tôi nhịn không nổi, phá ra cười. Không biết cậu ta giả vờ ngây thơ hay ngây thơ thật nữa. Từ nhỏ đến giờ cứ hay bị tôi bắt nạt kiểu như thế.
- Ông cậu sao rồi?
- Khỏe rồi. Bác sĩ giữ lại kiểm tra vài hôm thôi.
- Ừ, may quá.
Cậu ta thở phào. Trong đầu tôi thì nghĩ: “Gớm, ông người ta chứ có phải ông nhà cậu đâu mà quan tâm ghê thế”, nhưng trong lòng thì thấy xúc động.
Ông ở viện ba ngày thì được bác sĩ cho về. Tự dưng cả mẹ và tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm lạ. Dù biết ông chỉ ở lại để kiểm tra nhưng tôi cứ nơm nớp lo. Bây giờ, có thể yên tâm được rồi.
***
Mới hai mươi chin tháng chạp nhưng nụ hoa trước sân đã nở những nụ hoa đầu tiên. Tôi dành sáng đó uống trà với ông. Đang chơi được nửa vans cờ vua thì Lâm sang.
- Ông ơi, con mượn Đậu hũ đi ra phố với con một lát ông nhé?
- Làm gì?
- Tớ muốn mua vài thứ. Muốn có người đi chung tư vấn giùm.
- Cậu muốn mua thứ gì thì tự đi mà mua chứ.
Ông mỉm cười.
- Đi đi cháu. Sẵn ngắm chợ hoa. Hoa xuân đâu phải năm nào cũng giống nhau. Với lại, ván cờ này cháu cũng thua rồi.
Tôi giả vờ miễn cưỡng đứng dậy. Ông điềm tĩnh nhìn Lâm.
- Nắm tay nó kẻo lạc nhé!
Câu nói ấy làm chúng tôi đỏ mặt. Mẹ tôi mang cho ông tô cháo, nghe thế cũng phì cười. Tôi còn thấy mẹ nháy mắt với mình. Mai bố về, mang theo một cành mai rừng. Và nhất định sáng mồng một, mùi thơm ngọt ngào riêng biệt của nó sẽ đánh thức tôi dậy, để đón Tết về. Thế là bỗng dưng mùa xuân trở nên thật trọn vẹn.
Chương 20: Ngôi sao nhỏ
1. Tôi gọi hắn là Little star. Vì hắn cứ như một ngôi sao trong trường trung học mà tôi đang học. Mà trường của tôi đâu phải một ngôi trường nổi tiếng hay chuyên về việc “sản xuất” ra những người làm nghệ thuật. Trường tôi bình thường thôi.
Tôi gọi hắn là Little star chứ không phải Star, vì hắn không hề đóng phim, cũng không ca hát, nhảy múa hay là một người mẫu, hot blogger gì hết. Nhưng hắn lại nổi tiếng, ít ra là trong ngôi trường này. Bởi vì hắn có một chiều cao cũng đáng ngưỡng mộ và một vẻ ngoài ưa nhìn. Đặc biệt là đôi mắt đen, sâu thăm thẳm và nụ cười nửa bí ẩn, nửa trẻ con, lại có vẻ gì đó không đàng hoàng cho lắm. Những gã bad boy luôn có một sức hút đặc biệt.
Tôi ghét hắn. Tôi chẳng thể nào hiểu nổi tại sao một người như vậy lại có thể có những cô nàng viết về hắn trong nhật ký, hay nhìn trộm hắn trên sân bóng rổ. Cô bạn thân của tôi là một ví dụ. Nếu hắn là một ngôi sao thì chuyện đó tôi còn có thể hiểu được. Nhưng hắn có khác gì những cậu bạn chung lớp với tôi đâu. ột anh chàng học sinh cấp ba với lịch học chính, lịch học thêm, lịch chơi thể thao… Riêng biệt, hắn còn có lịch hẹn hò với các nàng nữa, tôi đoán vậy. Nhưng tôi chẳng tìm thấy điểm nào nữa đặc biệt ở hắn, một năng khiếu nào đó chẳng hạn, mà tôi chỉ thấy hắn nổi tiếng vì cái mẽ ngoài của mình. Tóm lại, chỉ được vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng mùi vị lại chẳng ngon như người ta tưởng tưởng tượng.
À, cái gã đó, tên là Tú, học cùng khối với tôi, nhưng khác lớp. Chúng tôi chỉ gặp nhau ở lớp học thêm tiếng anh. Rất ngẫu nhiên, lúc nào hắn cũng đến sau tôi vài phút và tôi luôn phải miễn cưỡng dịch vào cho hắn ngồi chung. Hắn luôn cảm ơn tôi bằng cái nụ cười chết tiệt của hắn. Nghĩa là nụ cười tươi tắn, nửa lương thiện, nửa bí ẩn đi kèm với đôi mắt nheo nheo long lanh chết người. Mỗi lần như thế, tôi lại nghĩ hắn nghĩ mình là ai chứ? Tom Cruise? Đối với tôi, hắn chỉ là Tôm Hùm thôi.
Lại còn một chuyện vô cùng kỳ cục, đó là mọi người kháo nhau rằng hắn thích tôi. Cô bạn thân của tôi, một cậu bạn cũng khá thân, một vài người bạn quen biết, và cả những kẻ xa lạ, thỉnh thoảng chỉ trỏ, xì xầm khi nhìn thấy tôi. Dĩ nhiên, nhân vật chính chẳng hé răng câu nào cả. Nhưng dù thế nào tôi cũng chẳng tin chuyện đó, cái chuyện Tú thích tôi ấy. Chẳng qua là hắn chỉ cố gắng “thu phục” một người có vẻ không thích mình cho lắm mà thôi.
2. Tình hình hiện tại là tôi đang bị mắc kẹt với hắn dưới mái hiên nhà để xe của trường. Ngoài trời đang mưa rất to. Cơn mưa đột ngột như một vị khách đường đột khiến đại đa số học sinh phải đợi nó ngừng, ngoại trừ những kẻ hay lo xa – những kẻ có mang áo mưa. Còn hắn, cũng đang đứng trú mưa bên cạnh tôi. Hắn đang lẩm bẩm bài ‘còn ta với nồng nàn’.
- Tớ thích bài này nhất. Quỳnh thấy thế nào?
- Hay đấy. – Tôi đáp gọn lỏn mà không nhìn hắn, vẫn nhìn mưa sợi ngắn sợi dài. – Ý tôi là bài hát hay, không phải giọng cậu.
Không khí rơi vào im lặng một chút rồi hắn đột ngột hỏi.
- Quỳnh cho tớ mượn cuốn vở tiếng Anh được không?
Tôi nhìn hắn bằng một ánh mắt không thân thiện, bao giờ cũng vậy. Hắn giải thích thêm.
- Về chép mấy công thức hồi nãy tớ chưa kịp chép. Quỳnh vui lòng cho tớ mượn chứ?
- Ngày mai trả.
- Rõ rồi.
- Mang đến lớp.
Hắn gật đầu với vẻ “tớ-hoàn-toàn-hiểu” và khi nhận vở, hắn cười. Nụ cười quen thuộc. Tôi cố cười một cái cho lịch sự rồi tiếp tục nhẩm xem khi nào thì trời hết mưa.
3. Nói một chút về tôi. Tôi tự nhận xét mình là người bình thường với một trí thông minh vừa đủ, và một vẻ ngoài cũng vừa đủ. Không xinh đẹp đến nỗi ai đi qua cũng ngoái lại nhìn nhưng không tệ đến nỗi ai nhìn thấy cũng phải quay mặt đi, thế là được rồi. Và đó cũng là một lý do nữa để tôi tin rằng Tú chửng hề thích tôi một cách nghiêm túc. Cậu ta có rất nhiều sự lựa chọn, và đa số những lựa chọn đó đều là những cô nàng nổi bật, xinh cắn của trường.
Ngoài việc học bình thường trên lớp, tôi còn phụ trách một công việc nho nhỏ cho Đoàn trường. Đó là đảm nhận vai trò người dẫn chương trình phát vào giờ ra chơi mỗi ngày, khoảng mười lăm phút. Nhiệm vụ của tôi là đọc và chọn những email yêu cầu bài hát của các bạn tăng nhau. Mỗi tối, tôi đều dành khoảng nửa tiếng cho việc đọc và chọn email yêu cầu. Tôi thích công việc của mình, vì thi thoảng bạn sẽ đọc được những email rất đáng yêu như “Tớ tặng ấy bài hát ‘con heo đất’ vì ấy xinh như một chú heo đất vậy”. Thú thật rằng cũng có lúc tôi ước có ai đó tawnngj mình một điều đáng yêu như vậy.
4. Tú mang trả quyển vở cho tôi kèm theo một hộp quà thắt nơ xanh. Tôi tần ngần nhìn hộp quà.
- Tôi không biết là cho mượn vở cũng được cảm ơn bằng quà cơ đấy. Cám ơn, nhưng không nhận.
- Đây là quà chúc mừng sinh nhật cậu.
Tôi sững người một chút.
- Sinh nhật tôi? À…..
Tôi chẳng biết phải nói gì hơn, và cũng biết rằng mình không thể từ chối một món quà sinh nhật.
- Cảm ơn. Tôi sẽ nhận nó.
Tú cười.
Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian